Trồng những chậu cây xanh nhỏ xinh trong nhà không phải là điều quá xa lạ với các gia đình. Ngoài việc điểm tô thêm cho không gian nhà, một số loại cây còn có khả năng thanh lọc không khí bảo vệ sức khỏe cho gia chủ.
Theo một kết quả từ cuộc nghiên cứu của NASA về cách để làm sạch không khí đã cho thấy việc trồng cây xanh trong nhà mang đến nhiều lợi ích. Trong đó, quá trình quang hợp của cây hấp thụ CO2 và thải ra khí oxy cần thiết cho sự sống của con người.
Không chỉ vậy, một số loại cây còn có khả năng lọc không khí khi hấp thụ đến 85% khí độc và loại bỏ các tác nhân độc hại có trong không khí như: Tricloetylen (thường có trong mực in, sơn tường, sơn màu, chất kết dính,… có khả năng gây đau đầu, chóng mặt hoặc nôn mửa nếu tiếp xúc trong thời gian dài); Formandehyde (chất gây dị ứng, ngứa mũi, viêm họng, bệnh về phổi hoặc da,… thường có trong khăn ướt, ván ép, đồ nhựa, vải tổng hợp); Benzen (một trong những hóa chất độc hại có trong nước rửa chén, nước lau nhà, bột giặt, thuốc nhuộm, thuốc trừ sâu,… tiếp xúc với chất này thường xuyên sẽ bị đau đầu, chóng mặt, tim đập nhanh hay thậm chí là bất tỉnh);…
Trước thực trạng ô nhiễm không khí như hiện nay, nhất là không khí tại các thành phố lớn ngày càng bị ô nhiễm bụi mịn (PM2.5, PM10) phát sinh từ khói bụi của phương tiện giao thông, công trình xây dựng, nhà máy điện, khu công nghiệp,… gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, gây suy giảm hô hấp, thậm chí biến đổi AND,… Trồng cây lọc không khí trong nhà thật sự là giải pháp xanh trong việc thanh lọc các chất độc hại, mang đến bầu không khí trong lành cho ngôi nhà của bạn.
Những loại cây trồng trong nhà lọc không khí hiệu quả dễ tìm
Dưới đây, Tapchigiadinhhiendai.com sẽ cùng bạn tìm hiểu 7 loại cây lọc không khí trong nhà hiệu quả được NASA khuyến cáo nên trồng trong nhà để không gian luôn trong lành.
1) Cây trầu bà
Nói đến cây lọc không khí trong nhà thì không thể không nhắc đến cây trầu bà bởi cây có khả năng loại bỏ nhiều chất độc như: benzene, formandehyde, tricloetylen,… Ngoài ra, trầu bà còn được biết đến với công dụng giúp thư giãn và cải thiện giấc ngủ, vì thế đặt một chậu cây trong phòng ngủ sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái và ngủ sâu hơn.
Hơn nữa, loài cây này rất dễ sống, có thể trồng trong đất hoặc chỉ cần cho vào chậu nước là cây vẫn phát triển tốt. Chính vì thế, nếu bạn là người bận rộn và ít thời gian chăm sóc thì đây là loài cây lý tưởng để trồng.
2) Cây lưỡi hổ
Còn gọi là cây lưỡi cọp, hổ vĩ,… và được mệnh danh là “vua” của các loài cây lọc không khí. Cây lưỡi hổ có tác dụng thanh lọc không khí rất tốt, hấp thụ các chất gây ô nhiễm môi trường như: formandehyde, benzen, tricloetylen, xylen và toluen. Cây lưỡi khổ có rất nhiều chủng loại, nếu trồng trong phòng khách bạn có thể chọn loại có lá to để thêm phần sang trọng, nếu trồng trong phòng ngủ bạn nên chọn những chậu cây nhỏ để bàn vừa không tốn diện tích vừa giúp không gian thoáng đãng.
3) Cây nha đam
Còn gọi là cây lô hội, loài cây này rất quen thuộc với chị em nhờ công dụng làm đẹp da, làm dịu vết cháy nắng, thanh nhiệt giải độc,… Không chỉ vậy, nghiên cứu của NASA cho thấy trồng cây nha đam trong nhà giúp loại bỏ các chất độc như formandehyde, benzene có trong không khí. Ngoài ra, những đốm nâu xuất hiện nhiều trên lá và đậm màu là dấu hiệu cho thấy không khí đang bị ô nhiễm nặng.
4) Cây dây nhện
Cây dây nhện (hay cỏ lan chi, lục trảo thổ, cây mẫu tử,…) là loại cây thân cỏ có khả năng hấp thụ một lượng lớn CO2 và các chất độc hại trong không khí như formandehyde, benzene. Nhờ đặc tính dễ trồng, cây dây nhện thường được trồng làm cây cảnh hoặc trang trí quán cà phê, văn phòng. Ngoài ra, cây còn hấp thụ các bức xạ máy tính và là một vị thuốc giúp thanh nhiệt giải độc, giúp vết thương chóng lành.
5) Cây vạn niên thanh
Cái tên vạn niên thanh gắn liền với công dụng của loài cây này. Không chỉ tô điểm cho không gian nhà cửa thêm phần sang trọng, mà cây vạn niên thanh được đánh giá là một trong những cây lọc không khí trong nhà tốt nhất nhờ việc loại bỏ chất độc benzen, formandehyde và tricloetylen giúp tạo ra bầu không khí trong lành cho căn phòng của bạn.
6) Cây thường xuân
Là loại cây thường được dùng để trang trí trong phòng như đặt trên bàn làm việc, kệ sách,… Đặc biệt cây thường xuân có thể lọc không khí, hấp thụ các chất độc hại từ thiết bị điện tử, giúp không khí trong lành hơn, cây lọc không khí phòng ngủ cũng rất tốt. Ngoài ra, cây còn được xem là loại thảo dược quý trong y học.
7) Cây hồng môn
Hồng môn là loài cây được lai tạo từ cây phú quý và cây lan ý, vì vậy lá cây giống cây phú quý và có lá giống cây lan ý. Cây hồng môn dễ trồng, giữ ẩm tốt, có sức sống rất khỏe dù quên tưới nước một vài tuần cây vẫn xanh tươi.
Không chỉ mang ý nghĩ hồng phúc, may mắn trong phong thủy, cây hồng môn còn được biết đến là loài cây có khả năng lọc không khí rất tốt khi loại bỏ lượng lớn chất xylen, toulen trong không khí và chuyển đổi chúng thành các chất vô hại.
Cách nhận biết mức độ ô nhiễm không khí trong nhà nhờ cây lọc không khí
Quá trình lọc khói bụi và khí độc hại trong không khí sẽ tạo nên các màng bụi bám trên lá cây, và bạn có thể quan sát đặc điểm này để nhận biết mức độ ô nhiễm không khí trong nhà.
Cụ thể, nếu mảng bụi có màu càng sậm, màng bám càng dày đặc chứng tỏ không khí trong nhà của bạn đang bị ô nhiễm nặng. Riêng với cây nha đam, các đốm nâu xuất hiện trên lá sẽ là dấu hiệu cảnh báo về chất lượng không khí mà bạn đang hít thở.
Cách giúp cây lọc không khí sống lâu hơn
Các màng bụi bám trên lá lâu ngày sẽ khiến cây quang hợp yếu hơn, cũng như làm giảm khả năng lọc không khí của cây. Vì thế, với những loại cây có tán lá to và dày như: vạn niên thanh, lưỡi hổ, nha đam,… bạn nên thường xuyên dùng khăn ẩm lau sạch bề mặt lá để cây có thể “thở” dễ dàng, với những loại cây có lá mỏng và nhỏ bạn nên dùng bình phun sương và xịt nước lên lá để rửa sạch lớp bụi bẩn. Việc làm này sẽ giúp cây phát triển tốt hơn, cây lọc không khí trong nhà hiệu quả hơn.
Trên đây là
7 loại cây lọc không khí hiệu quả nhất hiện nay, và chúng rất dễ tìm tại các cửa hàng cây cảnh. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ chọn được loại cây phù hợp với ngôi nhà của mình. Đừng quên theo dõi
Tapchigiadinhhiendai.com mỗi ngày để cập nhật những bài viết bổ ích khác bạn nhé!