Trẻ em bị sốt là chuyện diễn ra thường xuyên và hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên nếu dựa quá nhiều vào thuốc tây đôi khi không tốt cho trẻ. Nếu như bạn biết được tình trạng sốt của trẻ không quá nghiêm trọng. Với các
cách hạ sốt cho trẻ tại nhà an toàn dưới đây thì bạn có thể tự mình giúp con mà không cần nhờ tới thuốc.
Những nguyên nhân nào khiến cho trẻ bị sốt?
Việc tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ bị sốt cũng rất cần thiết. Nó sẽ giúp bạn dễ dàng phòng tránh hơn cho sau này và tìm cách để hạ sốt tốt hơn. Một số nguyên nhân thường gặp như:
- Do nhiễm trùng: Đa số trường hợp sốt là do nguyên nhân này. Khi có vi khuẩn lạ xâm nhập vào cơ thể. Sốt chính là một hình thức bảo vệ, phản ứng tự nhiên của cơ thể để kháng và tiêu diệt kẻ lạ mặt này.
- Quấn, ủ trẻ quá kỹ khi ngủ: Nếu trẻ em còn trong giai đoạn sơ sinh. Cơ thể chưa có khả năng điều hòa thân nhiệt tốt. Do đó trong điều kiện trời nóng, cha mẹ quấn ủ con quá kỹ thì rất dễ bị sốt.
- Mọc răng: Điều này không chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ mà còn đối với người lớn khi mọc răng khôn. Đa số các trường hợp sốt do mọc răng rất nhẹ và dưới 38 độ C. Nếu sốt trên mức này thì việc sốt tới từ một nguyên nhân khác.
- Tiêm chủng: Sau khi tiêm chủng, trẻ thi thoảng có thể bị sốt. Đây là một phản ứng tự nhiên của cơ thể để hình thành hệ miễn dịch.
- Những loại bệnh khác: Sốt cao, kéo dài thì có thể là biểu hiện của những bệnh nguy hiểm khác mà bạn cần theo dõi chặt chẽ. Những bệnh nguy hiểm đó như là: viêm phổi, sốt xuất huyết, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết,...Ngoài sốt thì trẻ còn có thêm các biểu hiện khác như co giật, tím tái, hôn mê,...
Xác định bé có phải bị sốt hay không như thế nào?
Nếu bạn chưa rõ sốt là như thế nào thì có thể dựa vào các biểu hiện như sau:
- Thân nhiệt cơ thể cao hơn 37,5 độ C. Bạn nên mua cho mình một cây đo nhiệt độ cơ thể để dễ dàng kiểm tra.
- Đổ nhiều mồ hôi.
- Dễ nổi cáu và hay quấy khóc.
- Ngủ li bi.
- Bỏ bú.
- Thở nhanh hơn bình thường.
Những cách hạ sốt cho trẻ tại nhà an toàn
Khi bạn đã xác định được trẻ bị sốt do các nguyên nhân bình thường và sốt không cao, không kèm theo các biểu hiện khác. Thì hoàn toàn có thể dùng các cách bên dưới đây để thay thế thuốc tây.
Cho trẻ uống nhiều nước
Trong khi bị sốt thì cơ thể của bé sẽ bị mất nước nhiều. Lúc này cần phải nạp thêm nhiều nước cho cơ thể. Có thể bằng nhiều cách khác nhau như ăn trái cây, ăn cháo, nước lọc, thảo dược,...Việc bổ sung nước sẽ giúp bù nước và thanh lọc cơ thể.
Với trẻ nhỏ còn bú thì hãy cho con bú nhiều hơn bình thường một chút. Trẻ đang ăn dặm thì bạn không nên ép trẻ ăn những món cũ. Hãy làm những món mới, ngon và chứa nhiều nước để khuyến khích trẻ ăn.
Mặc quần áo rộng
Việc này sẽ giúp cơ thể được thoải mái và giúp cơ thể trẻ tỏa nhiệt tốt hơn. Có nhiều trẻ tuy sốt nhưng vẫn hoạt động và chơi đùa bình thường. Nên việc làm này rất tốt cho trẻ.
Lau người cho trẻ
Việc này sẽ giúp cơ thể lưu thông máu và hạ sốt cực nhanh. Bạn cần chuyển bị 5 cái khăn nhỏ. Cởi hết quần áo của trẻ ra, ngâm 5 chiếc khăn đã chuẩn bị với nước ấm. Sau đó vắt sạch nước, lần lượt cho khăn vào hai bên nách, hai bên háng. Chiếc khăn còn lại thì lau toàn cơ thể cho trẻ.
Hơi ấm của khăn sẽ giúp cho các mạch máu giãn nở và lưu thông tốt hơn. Chỉ trong khoảng hơn nửa tiếng là trẻ có thể được hạ sốt trở lại mức bình thường 37 độ C.
Dùng giấm táo
Tương tự như các lau người trên nhưng bạn bổ sung thêm giấm táo vào trong nước ấm để ngâm khăn. Tỷ lệ pha giấm táo với nước là 1:2. Bạn có thể đắp khăn lên bùng bụng và trán của trẻ để hạ sốt. Dùng một khăn lau vùng lòng bàn chân của trẻ cũng đem lại hiệu quả tốt.
Bổ sung thêm vitamin C
Vitmain C giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể của trẻ. Bạn có thể bổ sung vitamin C cho cơ thể trẻ bằng nhiều cách khác nhau như uống nước ép, ăn trái cây,...
Dùng tinh dầu
Trong một số tinh dầu có chứa chất rubefacients như bạc hà, quế, gừng,...Khi dùng các loại tinh dầu này xoa bóp cơ thể cho bé sẽ giúp hệ tuần hoàn ấm lên. Tăng cường lưu thông máu và toát mồ hôi từ đó giúp giảm nhiệt độ cho cơ thể.
Khi xoa bóp cần chú ý tới khu vực gót chân và phía sau cổ. Xoa bóp các khu vực này lâu và kỹ hơn sẽ đem lại hiệu quả hạ sốt tốt hơn.
Sử dụng miếng dán hạ sốt
Một cách nhanh và không cần dùng thuốc uống để hạ sốt đó là dùng miếng dán hạ sốt. Bạn nên chọn mua loại đảm bảo chất lượng, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng. Nên mua loại cho đúng độ tuổi của trẻ để tránh những tác dụng phụ không đáng có.
Những điều cần tránh khi trẻ đang bị sốt
Nếu bạn đang cố tìm cách để hạ sốt cho trẻ nhưng lại thực hiện một số điều khiến cho trẻ sốt nặng hơn thì cũng như không. Khi trẻ bị sốt bạn cần tránh các việc làm như:
- Không ủ trẻ quá kỹ.
- Không cho trẻ ở trong phòng quá bí.
- Không được dùng khăn lạnh để lau người cho trẻ.
- Không mua thuốc cho trẻ uống khi vừa mới bị sốt. Điều này sẽ khiến sức đề kháng của trẻ yếu và dễ bị bệnh sau này, phụ thuộc vào thuốc quá nhiều.
- Không dùng các bài thuốc dân gian khi chưa có các kiểm chứng khoa học về độ hiệu quả.
- Tuyệt đối không cho trẻ uống aspirin để hạ sốt. Điều này có thể dẫn tới tổn thương não cho trẻ.
Làm gì khi trẻ không hạ sốt?
Khi bạn đã cố thực hiện các cách hạ sốt nhưng trẻ vẫn sốt nặng hơn. Lúc này bạn cần tới sự trợ giúp của bác sĩ. Trong các trường hợp sau đây bạn nên đem trẻ đi bệnh viện để kiểm tra:
- Trẻ từ 0 tới 5 tháng bị sốt trên 38 độ C.
- Trẻ từ 6 tháng tuổi bị sốt trên 39 độ C.
- Trẻ ngoài sốt còn có các biểu hiện khác thường.
Trong lúc thực hiện hạ sốt cho trẻ bạn phải theo dõi sát sao trong khoàng 1 tới 2 ngày tiếp theo.
Và đó là các cách hạ sốt cho trẻ tại nhà. Hy vọng một trong các cách trên sẽ giúp cho con của bạn hạ được sốt và khỏe mạnh trở lại.